EU BLUE CARD – Sau du học thì đi đâu?
Sau du học, các bạn sinh viên có thể tận dụng các loại visa nào để làm việc ở châu Âu? Hãy cùng tìm hiểu về tấm thẻ xanh cho phép ở lại, làm việc, định cư và xin quốc tịch ở châu Âu (EU Blue Card) nhé.
‘Mặc dù cộng đồng SJSH là Group tìm việc làm và học bổng ở UK, tuy nhiên sau khi nhận được sự động viên của chị Le Vu thì mình xin phép chia sẻ một chút kinh nghiệm của mình về EU Blue Card, cũng là một trong số rất nhiều những con đường khác sau khi tốt nghiệp tại UK.
Cá nhân mình sau khi đi làm 1 năm ở UK, mình thấy cơ hội ở UK đôi khi chưa phải là cơ hội tốt nhất và duy nhất. Ngoài EU Blue Card thì mình muốn rất bổ sung thêm thông tin về các chương trình khác như:
- Search Year Visa tại Hà Lan (như nhiều bạn trong nhóm đã chia sẻ)
- Jobseeker Visa tại Áo, Đức (đặc biệt là dự luật mới được thông qua và sẽ áp dụng từ thàng 3/2020) và Singapore
- Work Holiday Visa tại New Zealand và Úc
- Express Entry lấy PR tại Canada cho các bạn có IELTS cao và kinh nghiệm làm việc từ 3 năm trở lên, v.v.
1. EU Blue Card là gì?
EU Blue Card được đề xuất bởi Đức (cũng là lý do vì sao Đức luôn là quốc gia có số lượng EU Blue Card được cấp cao nhất – hơn 10,000 approved applications p.a) và được EU thông qua vào năm 2008 nhằm bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cho dân số châu Âu đang già đi.
EU Blue Card là sự kết hợp của US Green Card và national highly qualified worker (Tier 2 – UK, Kennismigrant – NL, D3 – Portugal, etc.). EU cũng đã thông qua dự luật EU Blue Card sẽ thay thế cho national highly qualified work visa áp dụng cho tất cả các nước trong EU, trừ Đan Mạch, Republic of Ireland và UK.
2. Lợi thế/ ưu điểm của EU Blue Card?
EU Blue Card holders ngoài hưởng những quyền lợi cơ bản của Schengen Type D (Long-stay) national visa (e.g. student visa tại các nước trong Schengen) về đoàn tụ gia đình, tự do di chuyển và cư trú bên ngoài visa-issued country 90 ngày trong vòng 180 ngày, còn có những quyền lợi đặc biệt khác như:
- Các công ty apply EU Blue Card cho nhân viên KHÔNG CẦN SPONSORSHIP CERTIFICATE
- EU Blue Card applications luôn được ưu tiên trước national work permit applications. Thời gian process dưới 3 tháng (thường khoảng 3-6 tuần) thay vì 6 tháng.
- Sau thời gian 18 tháng đầu cư trú và làm việc tại visa-issued country, EU Blue Card holders có thể chuyển sang làm việc tại bất kỳ nước EU nào nếu đủ điều kiện về mức lương tối thiểu (không có yêu cầu về level của job như Tier 2 của Anh) —> This is exactly how you earn your own FREEDOM OF MOVEMENT
- Tổng thời gian holding EU Blue Card throughout EU countries sẽ được accumulated, và the last 2 years out of 5 years bạn ở nước nào sẽ được apply permanent residence nước đó (e.g. bạn làm việc 18 tháng ở Romania, 18 tháng ở Bồ Đào Nha, 2 năm cuối bạn làm việc tại Hà Lan —> bạn được apply permanent residence tại Hà Lan)
- Fast track to permanent residence trong vòng 22/31 tháng tuỳ thuộc vào trình độ tiếng Đức (áp dụng cho EU Blue Card tại Đức)
- Fast track to citizenship sau 5 năm nếu có A2 Portuguese (áp dụng cho EU Blue Card tại Bồ Đào Nha)
3. Yêu cầu của EU Blue Card?
- Điều kiện cần: Bachelors Degree and above from any country OR 5 years of working experience; work contract OR promissory work contract
- Điều kiện đủ: Mức lương tối thiểu bằng 1.5 national average. —> This is a deal breaker. Vì sao? Nếu bạn apply EU Blue Card cho các nước Tây-Bắc Âu (Hà Lan, Đức Bỉ, Thuỵ Điển, Phần Lan, etc.) thì mức lương tói thiểu yêu cầu đều không dưới EUR50,000 p.a, tuy nhiên nếu bạn apply cho các nước Đông-Nam Âu (Czech Republic, Slovakia, Ba Lan, Romania, Hungary, Bulgaria, Portugal, Spain, etc.) thì sẽ có nhiều cơ hội và lợi thế hơn, vì đối với các nước này mức lương tối thiểu chỉ khoảng EUR25,000 p.a. Đặc biệt đối với các ngành shortage thì mức này còn có thể thấp hơn nữa.
4. Những điều cần lưu ý
- Các nước cấp EU Blue Card chính: Hơn 89% EU Blue Card được cấp bởi Đức, Pháp, Luxembourg và Tây Ban Nha. Các nước mình đã apply và HR introduce/offer EU Blue Card còn có Slovakia, Séc, Portugal, Ba Lan, Bulgaria và Romania (đặc biệt là Ba Lan và Slovakia).
- Rất nhiều công ty không aware về EU Blue Card, do đó nếu bạn có offer hoặc đã deal mức lương đạt yêu cầu, hãy chủ động đề nghị công ty apply EU Blue Card, vì 1) application chấp nhận promissory work contract, nghĩa là công ty không cần ký hợp đồng với bạn khi bạn chưa có work permit —> hoàn toàn đúng luật; và 2) công ty không cần issue CoS hay license để sponsor visa của bạn như national work visa schemes.
Hiện tại mình mới chuyển sang Lisbon sau khi quit Kantar Public UK, và đầu tháng 1 mình sẽ join Google Portugal on EU Blue Card. Nếu các bạn có câu hỏi gì thì comment ở dưới nhé, thời gian này mình sẽ cố gắng trả lời theo những gì mình biết để tất cả đều có thêm kinh nghiệm cho bản thân. Chúc mọi người may mắn, đặc biệt là luôn open với những cơ hội mới. Ngoài UK còn rất nhiều đất nước xinh đẹp mà!’