Students Jobs and Scholarships Hunting

Hỗ trợ các bạn học sinh, sinh viên ở Việt Nam tìm học bổng du học tại Anh và châu Âu, giúp đỡ các bạn du học sinh có thêm cơ hội tìm việc làm sau khi tốt nghiệp

Chiến lược tìm việc bớt tồ

Chiến lược tìm việc bớt tồ

Chiến lược tìm việc bớt tồ

Trong post này, mình sẽ tổng hợp lại một nghiên cứu mới đây về chuyện tìm việc của sinh viên quốc tế ở nước ngoài, và một số lời khuyên của mình nhé.

Rào cản trong quá trình tìm việc ở nước ngoài

Chị Ly Tran, Researcher tại Deakin Australia vừa xuất bản một nghiên cứu hết sức thời sự về chiến lược tìm việc ở Úc của các bạn du học sinh quốc tế. Mình đã đọc và thấy research này không chỉ đúng ở môi trường Australia mà cũng áp dụng được cho cả các bạn ở châu Âu nữa. Tóm tắt lại nội dung như sau:

Cản trở nhìn thấy được:

Sinh viên quốc tế muốn xin việc ở nước sở tại gặp rất nhiều cản trở như:

  • Vấn đề visa
  • Thiếu hiểu biết về thị trường làm việc (đây là vấn đề mà cộng đồng SJSH đang nỗ lực hỗ trợ các bạn)
  • Vấn đề thời gian (các bạn chỉ có một lượng thời gian ngắn để tìm việc)
  • Bargaining position (mình thấy kể cả các bạn đã đi làm rồi, nhưng sử dụng working visa được bảo lãnh bởi công ty thì vẫn bị thiếu bargaining position trong quá trình làm việc. Rất nhiều bạn đã làm trong công ty đủ thời gian đến khi có PR thì mới nhảy job).

Cản trở vô hình:

Trong quá trình tuyển dụng, nhiều recruiter đã dùng filter ‘có PR’, ‘có citizenship’ để loại CV các bạn ứng viên không có điều kiện này. Đây cũng chính là thiệt thòi cực kì lớn cho các bạn đang xin việc, vì các bạn hoàn toàn không có điều kiện để đến các vòng tiếp theo của quá trình tuyển dụng. Vì thế, bạn không có cơ hội bồi đắp kĩ năng xin việc.

Mình cũng muốn nhấn mạnh 1 lần nữa rằng tìm job ở nước ngoài là 1 kĩ năng, và các anh chị, các bạn có nhiều kinh nghiệm đi làm vẫn có thể thiếu kĩ năng này như các em fresher vậy.

Chiến lược của các bạn sinh viên là:

1. Chủ động giải thích về work right cho nhà tuyển dụng (ví dụ bạn sẽ có work visa, chỉ với điều kiện là bạn có một job offer; hoặc là: bạn sẽ có work visa kể từ giữa năm 2021 theo luật mới ở UK; hoặc là bạn được quyền đi làm part-time trong thời gian đi học, trong thời gian nghỉ hè và nghỉ đông thì bạn được làm full-time).

2. Đi làm internship, placement

3. Networking & self-creating jobs

4. Một số bạn trả lời câu hỏi: ‘Bạn có quyền được đi làm không?’ bằng cách: ‘I have full legal rights to work’ thay vì nói rằng bạn đang ở visa sinh viên.

Các bạn có thể đọc kĩ hơn về nghiên cứu của chị Ly Tran tại: ‘I changed my strategy and looked for jobs on Gumtree’: the ecological circumstances and international graduates’ agency and strategies to navigate the Australian labour market’

Chiến lược tìm việc bớt tồ

Mình nghĩ rằng các bạn có thể rút ra nhiều bài học từ nghiên cứu trên:

  • Tìm việc trên các kênh thông tin không truyền thông: gần đây đã có các kênh cũng bắt đầu up nhiều job như Facebook, Gumtree… Cái hay là các kênh thông tin này chỉ up job và không có filter để loại các bạn sinh viên không có PR hay Citizenship.
  • Không có Working Visa, có nên apply job hay không?

Mình biết lời khuyên của mình sẽ gây nhiều tranh cãi. Mình đã đưa ra lời khuyên và nhận được sự phản đối từ 1 người anh hơn tuổi. Nhưng mình xin giữ vững quan điểm và nói rằn NẾU JOB KHÔNG CÓ BẢO LÃNH VISA VÀ BẠN KHÔNG CÓ WORKING VISA, BẠN VẪN NÊN ỨNG TUYỂN.

Lý do như sau:

Job có visa và job không có visa có khác gì nhau?

Ứng tuyển 1 job có visa sponsor hay không có visa sponsor cũng sẽ giống nhau ở các vòng thi tuyển. Điểm khác biệt chỉ ở filter CV bước đầu tiên thôi. Nếu bạn mới bắt đầu giai đoạn tìm job, bạn còn thiếu kinh nghiệm phỏng vấn, kinh nghiệm ở các vòng thi (vd như làm việc nhóm, thuyết trình etc) thì bạn càng nên ứng tuyển.

Bạn đừng nghĩ rằng mình cần Visa sponsor, và job này không có bảo lãnh visa, nên mình sẽ không ứng tuyển. Khả năng cao là bạn sẽ phải trượt khá nhiều job rồi mới nhận được cái job offer đầu tiên, nên bạn trượt càng nhiều và càng sớm thì càng tốt nhé. Tóm lại, khi ứng tuyển các vị trí này, cái mà bạn sẽ nhận được là kinh nghiệm cho các job hunt sau này.

Mọi thứ đều có thể đàm phán được.

Nothing is certain, so is the visa sponsorship. Mọi thứ đều có thể đàm phán được.

Mình đã biết không chỉ một trường hợp như thế này: ứng viên vẫn nộp đơn ứng tuyển, mặc dù đã được thông báo trước là vị trí đó không có bảo lãnh visa. Qua 2 vòng phỏng vấn (và có cả kiểm tra năng lực nữa), bạn đó đã được mời đi làm. Công ty sẵn sàng bảo lãnh visa cho bạn, mặc dù họ không có kế hoạch như vậy ngay từ đầu.

Vậy thì, tại sao chúng ta không thử?

Trong thời gian tời, team SJSH sẽ viết một quyển sách về kế hoạch và các phương pháp tìm việc ở nước ngoài. Các bạn đón chờ nhé.

Đọc thêm về Nghệ thuật đàm phán lương khi tìm việc tại châu Âu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Cùng cập nhật những thông tin mới nhất của SJSH trên: