Students Jobs and Scholarships Hunting

Hỗ trợ các bạn học sinh, sinh viên ở Việt Nam tìm học bổng du học tại Anh và châu Âu, giúp đỡ các bạn du học sinh có thêm cơ hội tìm việc làm sau khi tốt nghiệp

Hieu-dung-ve-chung-chi-ke-toan

Hieu-dung-ve-chung-chi-ke-toan

Post này sẽ chia sẻ cái nhìn tổng quan về 3 chứng chỉ kế toán phổ biến ở châu Âu là ACCA, CIMA và ACA. Mình cũng sẽ đưa ra những nhận xét về cơ hội phát triển sự nghiệp khi trở thành thành viên của một trong 3 tổ chức này (khả năng tìm việc dành cho các bạn non-EU, bàn về cơ hội thu nhập và một số quan điểm khác).


1. Chứng chỉ Kế Toán nhưng lại làm Tài Chính. Tại sao vậy?

Rất nhiều bạn bị bối rối giữa 2 khái niệm Kế Toán vs Tài Chính. Điều này bắt nguồn từ việc một vị trí kế toán “theo truyền thống” (ở Việt Nam và cả nhiều nước phát triển), một người kế toán sẽ đảm nhận các công việc “sổ sánh”, “kiểm kê”, “chuẩn bị giấy tờ” etc. Để giải thích một cách đơn giản cho các bạn hiểu, công việc của kế toán cool and fun hơn vậy rất nhiều (mình sẽ giải thích cụ thể ở phần sau). Trong doanh nghiệp (cả ở VN và nước ngoài), bộ phận Tài Chính chính là nơi làm việc của Kế Toán. 


Một số bạn có chia sẻ về mong muốn phát triển sự nghiệp trong ngành tài chính, nói rằng bạn muốn làm đến các vị trí Finance Manager, Finance Director, CFO. Mình không bao giờ cười về tham vọng của các bạn, nhưng khi các bạn bày tỏ rằng chuẩn bị học CFA thì mình rất hoảng hốt. CFA là môt mảng hoàn toàn khác, dành cho lĩnh vực đầu tư. Trong trang web chính thức của CFA cũng viết “CFA Institute is a global association of investment professionals.” Như vậy CFA dành cho các bạn muốn làm trong finance industry. Còn Accounting Qualification dành cho các bạn muốn làm trong Finance function ở một công ty bất kì, và công ty đó có thể ở mọi industry khác nhau. 


2. Khác biệt cơ bản giữa ACCA, CIMA và ACA

(Trước khi đọc post này, mình muốn mời các bạn đọc thêm một post mình đã từng viết trước đây, coi như làm background knowledge nhé)

  • ACA hay ICAEW dành riêng cho các bạn làm trong mảng Practice, cụ thể là làm Audit tại các Accounting firms. 
  • CIMA chỉ tập trung đào tạo Management Accountant, nghĩa là vị trí Finance trong doanh nghiệp đó.
  • ACCA phổ biến chính là vì ACCA bao gồm cả Audit (của ACA), Management (của CIMA), cả Tax (mặc dù vậy bạn nào muốn trở thành Chartered Tax Advisor sẽ phải học thêm 1 qualification về Tax nữa). ACCA mang đến nhiều routes để lựa chọn, nhưng lại không mạnh riêng về một mảng như CIMA hoặc ACA. 


Nếu được khuyên một bạn nên chọn qualification nào, có lẽ mình sẽ không khuyên ACCA, mặc dù bản thân mình đã lựa chọn ACCA. Mình nghĩ các bạn nên xác định route hành nghề từ sớm, sau đó học thi qualification phù hợp để hỗ trợ các bạn phát triển lâu dài. Đối với các bạn muốn làm Finance trong doanh nghiệp (gọi đơn giản làm làm trong Industry), CIMA sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi thế vì các môn học có bao gồm cả Business case, Marketing, IT, HR. Một thực tế nữa là job market của ngành Tài chính trong Industry lớn hơn rất nhiều trong Practice (nhiều job hơn, job range cũng lớn hơn: các bạn có thể bắt đầu từ level siêu entry rồi phát triển lên đến các vị tri senior).


3. Cơ hội phát triển sự nghiệp khi trở thành Qualified Accountant

Tuy rằng các từ ACA, CIMA, ACCA đều sử dụng khái niệm ‘Chartered Accountant’, nhưng phần lớn khi đọc các Job Description, các bạn sẽ thấy nhà tuyển dụng yêu cầu Qualified Candidate (hay Qualified Accountant). Đây đều là một, các bạn không phải quá băn khoăn nhé. 

– Chứng chỉ nào mang đến thu nhập cao hơn?

Mặc dù mình luôn công khai chia sẻ quan điểm: “Các bạn ơi, chọn CIMA thay vì chọn ACCA đi!”, sự thật thì cũng không hẳn black & white như vậy đâu. Một khi các bạn đã trở thành qualified/ certified/ chartered accountant thì không có sự phân biệt giữa ACCA, CIMA hay ACA. Sự khác biệt về cơ hội thăng tiến, cơ hội nhảy job etc đều phụ thuộc vào kinh nghiệm đi làm (work experience) của các bạn. Việc là một Qualified Accountant chỉ là một cái tick box để coi như bạn đã qua điều kiện cần thôi nhé. Nói cách khác, không có một chứng chỉ nào có thể hứa hẹn mang đến thu nhập cao hơn cho bạn so với các chứng chỉ còn lại. 

Các bạn có thể đọc thêm post dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về bậc lương ở các vị trí khác nhau trong ngành nhé:

https://sjsh.co.uk/tong-quan-ve-thu-nhap-cua-nganh-accounting-finance-o-uk/


– Chứng chỉ nào hỗ trợ xin job tốt hơn?

Sự thật thì cứ là qualified accountant là cơ hội việc làm ngành Tài chính của bạn ở châu Âu (và đặc biệt là ở UK) sẽ rất rộng mở. Một số bạn khác băn khoăn vì việc bạn không học ACA, trong khi các auditor ở UK và châu Âu đều sở hữu qualification này. Bản thân mình cũng có biết một cậu bạn là ACCA qualified, sau đó đã sang London làm auditor cho 1 trong big4, vị trí cũng senior không kém gì hồi bạn ý ở Việt Nam. Vậy các bạn bớt lo đi nhé. 


Việc thay đổi career route trong ngành Tài chính khá phổ biến. Bạn có thể làm Industry, sau đó nhảy vào làm Practice trong một Accounting Firm. Ngược lại, bạn có một vài năm kinh nghiệm trong Practice, được qualified, rồi chuyển vào làm Industry ; trường hợp này cực kì phổ biến. Vậy nên các bạn đừng lo rằng học 1 chứng chỉ rồi thì sau này các bạn sẽ không theo được accounting route khác nhé. Cả 3 đều mang lại cho bạn các cơ hội như nhau. 


– Nếu không có chứng chỉ kế toán thì bạn có cơ hội phát triển trong ngành Tài chính hay không?

Câu trả lời của mình là hoàn toàn có nhé. Một số lí do như sau:

1. Chứng chỉ kế toán là gần như bắt buộc ở UK, và nhiều nước ở châu Âu. Mặc dù vậy, nhiều nước như Đức, Hà Lan, Bỉ, mình có biết một số đồng nghiệp cũ của mình đang làm việc ở những nước này, họ đều là những quản lí cấp cao và không hề có Accounting Qualification. Một số bạn Việt Nam đang làm việc ở các nước này cũng chia sẻ là các chứng chỉ này không quá thiết yếu như ở các thị trường khác. 

2. Qualified by Experience: Khái niệm Qualified by Experience hay QBE khá phổ biến. Các bạn có thể thấy QBE ở khá nhiều Job Description. QBE chính là khi các bạn có nhiều năm kinh nghiệm, đã giữ những vị trí senior, làm các đầu việc khó, nhưng bản thân lại không sở hữu Accounting qualification. Nếu các bạn là QBE thì cũng sẽ được công nhận năng lực như một Chartered Accountant khác, được hưởng mức lương tương xứng và được offered những vị trí công việc phù hợp với năng lực của các bạn thôi. 


Chúc các bạn thành công nhé

#LeVuSharing 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Cùng cập nhật những thông tin mới nhất của SJSH trên: