Students Jobs and Scholarships Hunting

Hỗ trợ các bạn học sinh, sinh viên ở Việt Nam tìm học bổng du học tại Anh và châu Âu, giúp đỡ các bạn du học sinh có thêm cơ hội tìm việc làm sau khi tốt nghiệp

Nghề sáng tạo nội dung ở nước ngoài – Content Writer

Nghề sáng tạo nội dung ở nước ngoài - Content Writer

Nghề sáng tạo nội dung ở nước ngoài - Content Writer

Mình đã tư vấn cho khá nhiều bạn về câu hỏi: học ngành gì thì có thể xin việc ở nước ngoài dễ dàng. Ngoại trừ những yếu tố về năng lực cá nhân và sở thích, hầu hết mọi người đều sẽ công nhận rằng những ngành nghề đề cao năng lực chuyên môn (hard-skill) sẽ giúp nâng cao khả năng tìm việc để ở lại. Điều này hoàn toàn đúng. Có cực kì ít dân nhập cư trí thức làm việc ở những nhóm nghề mà kĩ năng mềm cũng là một phần của năng lực chuyên môn (điển hình là nhóm ngành Sales). 


Trong post này, mình muốn chia sẻ với các bạn về nghề sáng tạo nội dung – Content Writer, hay có thể gọi ngắn là Writer (người viết). Tuy mới nghe, các bạn có thể nghĩ đây là một nghề nặng về tính xã hội, và vì thế khả năng cạnh tranh của người nước ngoài như chúng ta không cao. Trên thực tế thì không hẳn như vậy, các bạn cùng đọc nhé:

1. Công việc của một Content Writer là gì?

Công việc chính của nghề Content Writer chính là viết. Mặc dù vậy, khi viết đã là một nghề, họ rất kỉ luật và không bao giờ dựa vào cảm xúc và hứng thú để viết. Một content writer có thể viết chuyên về một chủ đề nhất định, hoặc có thể viết về rất nhiều chủ đề. Họ cũng có thể lựa chọn một giọng văn riêng, tao ra phong cách viết riêng của bản thân; hoặc có thể viết các phong cách khác nhau tùy theo yêu cầu của từng bài viết. 

Ở một số Job Vacancies mà mình quan sát trong thời gian tìm hiểu viết bài này, một Content Writer cũng phải hiểu về SEO, HTML và coding (CSS). Đây là những kĩ thuật quan trọng giúp bài viết được chuẩn theo yêu cầu của Google. Như vậy chúng ta có thể thấy yếu tố kĩ thuật cứng (hard-skill) trong nghề Content Writer đã liên quan tới cả về hiểu biết website. 

Mặc dù vậy theo nhận xét của anh Đặng Hữu Quốc Văn- Social Media Junior Manager tại nhãn hiệu thời trang Marc O’Polo tại Đức, những kĩ thuật cứng như SEO, HTML hay CSS ít khi nằm trong danh mục kĩ năng yêu cầu của Content Writer và không có quá nhiều người am hiểu hoặc liên quan đến công việc của họ. Đây vẫn là kĩ thuật cứng thuộc về nghề Content Marketing hơn là nghề Content Writer.

Để hiểu rõ hơn về vai trò của Content Writer trong ngành hẹp Content Marketing, và trong ngành rộng Marketing, các bạn có thể xem lại các video mà SJSH đã từng làm với khách mời Đặng Hữu Quốc Văn:

(Video đầu tiên trong chuối 4 video của SJSH về ngành Social Media / Content ở châu Âu)

Có một số hướng phát triển của Content Writer như dưới đây:

  • Web Content Writer
  • Freelance
  • Creative Content Writer and Editor
  • Marketing Content Writer
  • Blogger
  • Script Writer

2. Học gì thì có thể trở thành một Content Writer?

Trên thực tế thì bạn không cần phải có bằng đại học để trở thành một Content Writer. Nhưng nếu có điều kiện thì có một số khóa học tạo tiền đề rất tốt cho các bạn để phát triển trong nghề này:

  • English and English Literature (tiếng Anh và văn học Anh)
  • Media, Journalism and Communication (Truyền thông, báo chí và tuyên truyền)
  • Marketing

Trên thực tế, rất nhiều Content Writer bắt đầu viết từ trước khi tốt nghiệp đại học, và họ thường tạo một portfolio về các bài viết của mình (lượng reach, lượng view, lượng tương tác …) tương tự như portfolio của các bạn học khối ngành thiết kế. 

3. Thu nhập của nghề Content Writer

(Post này sẽ chia sẻ thu nhập của nghề Content Writer ở thị trường làm việc UK nhé)

Tính trung bình, một Content Writer mới vào nghề có thể được trả mức lương £20k cho một năm làm việc toàn thời gian, tức là tương đương với 600 triệu đồng/ năm, hay 50 triệu đồng/ tháng. 

(Tham khảo video này về vấn đề đàm phán lương với các bạn mới sang nước ngoài nhé)

Một Content Writer với 4-5 năm kinh nghiệm có thể đạt được mức thu nhập £40-50k/ năm, tức là hơn gấp đôi mức lương khi mới khởi đầu sự nghiệp. Các bạn có thể tham khảo hình chụp ở dưới đây cho một vị trí Web Content Writer ở khu vực London, với yêu cầu tối thiểu 3 năm kinh nghiệm làm việc trong nghề, và mức lương khởi điểm £50k/ năm:

Ngoài ra, do đặc tính của nghề, Content Writer có thể lựa chọn làm việc tự do (thường gọi là self employed) để hưởng mức thu nhập cao hơn. Những người lựa chọn làm self-employed đều có nhiều kinh nghiệm và các mối quan hệ tốt, có thể có một blog riêng của bản thân với lượng traffic lớn. Họ có thể có tài khoản trên Medium (trang web viết blog rất nổi tiếng) và thậm chí đã từng viết báo, xuất bản sách, truyện. Vì thu nhập của những người làm nghề tự do rất khó thống kê nên mình không có một con số cụ thể để đưa ra cho các bạn được.

Các bạn có thể đọc post dưới đây để so sánh với thu nhập của nhóm ngành Tài Chính Kế Toán nhé.

4. Cách tìm việc Content Writer với người chưa có kinh nghiệm

Như đã nói ở trên, các bạn có thể không học đại học mà vẫn có thể đi làm Content Writer. Trong trường hợp này, hấu hết các bạn cần có một portfolio từ trước, chứng tỏ kinh nghiệm viết của bạn. Vì bản chất của nghề, có rất nhiều công việc bán thời gian, công việc tự do (freelance) để các bạn có thể ứng tuyển ngay từ khi còn đi học.

Với những bạn du học sinh với kĩ năng viết tốt, các bạn hoàn toàn có khả năng theo đuổi nghề Content Writer ngay từ khi còn đi học. Chia sẻ cá nhân, mình nhận thấy có sự khác biệt trong năng lực viết giữa những bạn được đi học đại học, và những người không đi học. Chính vì thế các bạn không nên tự ti nhé. Các trang web các bạn có thể sử dụng để kiếm thu nhập và kiếm việc làm thêm:

Fiverr, Freelancer: các bạn có thể tìm việc tự do ở mọi ngành nghề công việc, không chỉ nghề Content Writer

Các website trả tiền cho blogger:

Medium : webite về mọi chủ đề

Bitch Media: trang Web về chủ đề nữ quyền. Các bạn có thể kiếm được $150 – $1000 cho mỗi bài viết.

Just Parent: trang web về chủ đề làm cha mẹ. Một bài viết cần có độ dài 700 đến 1500 chữ và được thanh toán qua Paypal trong 24 giờ được đăng bài.

Funds for Writer: một bài viết yêu cầu 500-600 chữ và được trả $50.

Writers Weekly: Trang web tương tự như Medium. Trả $60 cho một bài viết.

Michelle Pippin : trang web về đề tài marketing và kiếm tiền online. Thu nhập cho một bài viết là $50-$150

Back to College : đây là trang web về chủ đề giáo dục, và người viết có thể viết về tất cả mọi khía cạnh trong cuộc sống của một sinh viên, từ vấn đề tài chính, sức khỏe, tình cảm đầu đời (thật dễ thương phải không các bạn), chuyện học giỏi học dốt, xin việc sau khi tốt nghiệp. Một bài viết cần 1000-1500 chữ và được trả $55.

Trong thời gian tới, SJSH và Job Code sẽ mang đến một khóa học giúp các bạn từ Việt Nam chuẩn bị cho quá trình tìm việc ở nước ngoài (đặc biệt ở khu vực Anh và châu Âu). Các bạn đón chờ nhé.

#LeVuSharing

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Cùng cập nhật những thông tin mới nhất của SJSH trên: