Students Jobs and Scholarships Hunting

Hỗ trợ các bạn học sinh, sinh viên ở Việt Nam tìm học bổng du học tại Anh và châu Âu, giúp đỡ các bạn du học sinh có thêm cơ hội tìm việc làm sau khi tốt nghiệp

Sự thật về những tin tuyển dụng giả (fake vacancy) bạn tìm thấy trên mạng

tin tuyển dụng giả

tin tuyển dụng giả

Tìm việc ở châu Âu là một thử thách lớn. Một trong những lí do chính là việc thiếu hiểu biết về hệ thông tuyển dụng ở nước ngoài. Trong post này mình muốn chia sẻ về một chuyện ‘thâm cung bí sử’ trong nghề tuyển dụng: ‘tin tuyển dụng giả’, hay là ‘fake vacancy’.

Fake Vacancy là gì?

Khi các bạn nộp CV cả trăm lần mà không nhận lại một phản hồi nào, có một khả năng rất cao là các bạn đã nộp đơn toàn vào các fake vacancy. Các job này không hề tồn tại.

Một cách giải thích khác cho fake vacancy là các job đã tuyển được ứng viên ưng ý, nhưng vẫn phải đăng tuyển trong 1 thời gian nhất định theo quy định của pháp luật (ví dụ như đăng tuyển 28 ngày để ứng viên đủ điều kiện xin working visa ở Anh).

Như vậy, tại sao lại có fake vacancy?

1. ĐỂ TUÂN THEO REGULATION

Như đã nói ở trên, trong trường hợp đã có ứng viên được lựa chọn cho công việc, phòng nhân sự sẽ vẫn đăng tuyển vị trí này trên trang web của công ty theo đúng thủ tục. Mình đã từng được nghe kể lại, có công ty thậm chí còn mời 1 số ứng viên đến phỏng vấn. Các ứng viên này đều không biết rằng vị trí họ được mời đến trao đổi đã không còn tuyển nữa.

Như vậy các bạn cũng nên cởi bỏ áp lực cho bản thân nếu như vuột mất cơ hội ở 1 công ty nào đó khi phỏng vấn không thành công nhé. Lý do thật sự có thể là bạn đã ứng tuyển cho một fake vacancy đó.

2. CÔNG TY MUỐN TÌM HIỂU THÊM VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Một lí do khác cho việc công ty đăng tuyển fake vacancy chính là khi họ muốn có thêm thông tin về thị trường lao động. Ở giai đoạn này, yêu cầu về việc tuyển thêm nhân sự chưa được duyệt, nghĩa là ngân sách cho vacancy không có. Bộ phận nhân sự và phòng ban có nhu cầu tuyển dụng còn chưa hiểu rõ ràng về nhu cầu tuyển dụng của họ.

Lúc này, một fake vacancy được đưa lên để các ứng viên có tiềm năng có thể nộp đơn ứng tuyển. Việc này khá giống như khảo sát thị trường vậy. Công ty còn có thể mời một vài ứng viên mạnh đến phỏng vấn để hiểu hơn về năng lực của họ, yêu cầu về lương thưởng, bằng cấp và trình độ các ứng viên có thể mang lại.

3. AGENCY Ở NƯỚC NGOÀI LUÔN CẦN XÂY DỰNG NGUỒN ỨNG VIÊN MẠNH ĐỂ CẠNH TRANH

Khi một real vacancy được tung ra, công ty sẽ liên hệ với không chỉ một, mà một vài agencies để đăng tuyển. Trong điều kiện đó, agency nào giới thiệu được ứng viên mạnh, và trong thời gian sớm nhất, mới có cơ hội chốt hợp đồng.

Các bạn cũng có thể đọc lại bài viết dưới đây để hiểu rõ về vai trò của Recruitment Agency trong một quy trình tuyển dụng ở nước ngoài nhé.

Gần như tất cả các agency đều sử dụng fake vacancy để chuẩn bị cho những trường hợp như thế. Fake vacancy giúp các agency tiếp cận với các ứng viên tiềm năng từ trước. Nhiều agency còn mời ứng viên đến để nói chuyện, tìm hiểu về điểm manh yếu, tính cách và yêu cầu về lương của từng ứng viên.

Một lí do thứ 2 mình muốn nhắc đến là nhiều agency có hiểu biết rất rõ về ngành mà họ đang tuyển (ví dụ như agency chỉ chuyên tuyển cho IT, chuyên tuyển cho Finance, chuyên tuyển cho Engineer chẳng hạn). Các agency này hiểu rõ các job có thể đến trong tương lai sẽ có một số yêu cầu nhất định, và vì thế các fake vacancy mà họ tự tạo ra khá sát với real vacancy luôn.

Hấu hết các ứng viên đều hiểu quy trình căn bản là tìm thông tin tuyển dụng, nộp đơn và nộp CV, đợi được mời đi phỏng vấn qua một số vòng, và được nhận lời mời đi làm. Trên thực tế, rất nhiều bạn du học sinh đã không qua được vòng loại nộp CV xin việc

Ở phần tới, mình sẽ chia sẻ về cách phát hiện ra fake vacancy, và một số gợi ý để tạo ưu thế cho bản thân khi các bạn phát hiển ra fake vacancy nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Cùng cập nhật những thông tin mới nhất của SJSH trên: